Hotline: 0972.777.255 info.ivila@gmail.com
Hướng dẫn cách cải tạo đất trồng bị lão hóa trồng rau trở nên tơi xốp
Đăng bởi Administrator | 22/11/2016 |

Đất sạch là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho rau sạch sinh trưởng và phát triển mạnh. Đất sạch có hai loại: đất sạch tự nhiên và đất sạch hữu cơ. Nhưng sau một thời gian trồng, loại đất nào cũng sẽ bị chai, cứng, không còn tơi xốp (nhất là đất bón phân hóa học thường xuyên).

cải tạo đất trồng bị lão hóa

 

Điều này làm giảm năng suất cây trồng hay còn chính là nguyên nhân làm cho cây trồng bị sâu bệnh. Bởi vậy, việc cải tạo đất trồng bị lão hóa là một công việc hết sức quan trọng.

Bạn nên tham khảo cách cải tạo đất trồng rau mà Ivila cung cấp dưới đây để có thể cải tạo đất trồng hiệu quả.

Gồm 3 bước rất đơn giản:

Bước 1: Phơi khô đất, đập nhỏ và trộn vôi bột

– Phơi khô, đập nhỏ đất giúp tăng thêm oxy trong đất (tương tự kinh nghiệm phơi ải đất của bà con nông dân). Các hạt đất không nhất thiết phải đập nhỏ vụn toàn bộ. Có thể để khoảng 10-15% hạt đất to khoảng bằng đầu ngón tay. (Các hạt này nên cho xuống phía đáy của chậu).

cải tạo đất trồng bằng vôi bột

– Tác dụng của bón vôi: Vôi không chỉ đơn thuần là ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong đất mà còn nhiều tác dụng nữa mà phân hóa học khác không có được, đó là:

• Vôi ngăn chặn sự suy thoái của đất;

• Vôi khử được tác hại của mặn;

• Vôi phân bón cung cấp dưỡng chất canxi;

• Vôi phát huy hiệu lực của phân hữu cơ, phân vô cơ.

Bước 2: Làm tơi xốp đất

– Sử dụng các phế phẩm nông nghiệp như vỏ lạc, đỗ, bã đậu tương, trấu tươi, trấu hun, xơ mùn dừa… trộn đều vào đất thành hỗn hợp đất tơi xốp.

Bước 3: Cải tạo đất

– Đất bị chai cứng lại do nguyên nhân người trồng sử dụng phân hóa học mà không bổ sung phân hữu cơ hoặc bổ sung hữu cơ không đủ.

– Do cây hút hết chất dinh dưỡng nên đất bị bạc màu, trở nên trắng bệch,

Tùy theo điều kiện có thể chọn một trong số các phương pháp cải tạo sau:

xem thêm =>> cách trồng cà chua bi trong chậu

Phương pháp 1: Bổ sung phân trùn quế

Trộn đều 5-6kg phân trùn/m2 đất đã phơi khô trước khi trồng. Phân trùn quế không những giúp tăng khả năng giữ ẩm cho đất, cung cấp chất dinh dưỡng dễ tan cho cây trồng mà còn cung cấp trùn quế là thực thể sống giúp duy trì độ tơi xốp đất một cách lâu dài.

cải tạo đất trồng bị chai, cứng

Phương pháp 2: Sử dụng rác thải nhà bếp

Rác thải nhà bếp có thể sử dụng được gồm: cuống rau, vỏ củ quả, vỏ trứng… (không sử dụng các đồ mặn và nguồn gốc động vật). Các loại rác này đem thái nhỏ trộn vào đất đã đập nhỏ cùng với chế phẩm sinh học như EM, tricoderma ủ trong vài tuần cho hoai mục (đất tơi xốp) là có thể dụng được. Bạn đọc thêm: Tự làm phân hữu cơ từ rác thải trong nhà cho rau khỏe

Phương pháp 3: Sử dụng phân cá

– Phân cá được làm từ các phế phẩm của cá như: đầu cá, ruột cá, cá nhỏ… Có 2 cách làm phân cá là trộn và ủ trực tiếp trong đất hoặc ngâm cùng rỉ đường để lấy nước tưới.

-Trộn trực tiếp vào đất: 1 thùng xốp cầm khoảng 1-2kg cá. Đổ 1 lớp đất 1 lớp cá sau đó rắc 1-2 gr chế phẩm vi sinh (Tricoderma) hoặc 1 nắm vôi bột. Tiếp tục lặp lại cho đển khi hết cá. Phía trên mặt thùng nên phủ lớp đất dày và rắc một ít vôi bột để tránh mùi hôi và dòi bọ.

– Ngâm dinh dưỡng cá: Phế phẩm cá băm nhỏ cho vào bình thủy tinh, nhựa, sành (tốt nhất là cho vào vại sành). Cho thêm rỉ đường (loại đường phế phẩm dùng ủ thức ăn cho gia súc) theo tỉ lệ 1:1 và đậy kín bình. Đặt bình dinh dưỡng nơi mát mẻ, tránh bị nước mưa chảy vào. Ủ khoảng 1 tháng là có thể sử dụng được. Khi sử dụng chắt nước cá ngâm pha với nước tỷ lệ 0,5-1% phun hoặc tưới. Cách làm này khi tưới sẽ có mùi hơi tanh.

cải tạo đất bằng phân đã qua xử lí

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phân bón vi sinh, các chế phẩm sinh học như Tricohderma để cải tạo lại đất giúp phân huỷ những độc tố hoặc nấm mốc có hại cho cây trồng ở trong đất, giúp đất sạch và trở nên trung hoà, màu mỡ, xử lý đất bị nhiễm phèn, làm cho các vi sinh vật có lợi trong đất phát triển mạnh mẽ. Chế phẩm sinh học Tricohderma còn có tác dụng diệt trừ các mầm bệnh có hại cho cây trồng như: nấm, các loại mạt gà, ấu trùng sâu, giòi trong đất,…

Với cách cải tạo đất trồng rau mà Ivila chia sẻ, Ivila chúc các bạn thành công!

 

 

CẨM NANG SÂN VƯỜN

SẢN PHẨM KHUYẾN MẠI